Máy phát điện công nghiệp

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy phát điện

2024-11-14 23:06:27

Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về cấu tạo, cũng như nguyên lý hoạt động của máy phát điện ngay dưới đây.

Máy phát điện là gì? 

Máy phát điện là thiết bị có khả năng biến đổi cơ năng trở thành điện năng. Với công dụng chính là phát điện, chỉnh lưu hay hiệu chỉnh điện áp. Do đó, máy phát điện thường được xem là nguồn điện dự phòng và được sử dụng trong các sự cố quá tải, thiếu hoặc bị cúp điện. 

Cấu tạo máy phát điện

Hầu hết các dòng máy phát điện trên thị trường hiện nay đều có cấu tạo cơ bản như sau: 

Động cơ

Đây được ví như trái tim của mỗi chiếc máy phát điện. Động cơ chính là nguồn cơ năng đầu vào để tạo thành điện nay. Do đó, kích thước và công suất của động cơ sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến công suất và kích thước của các loại máy phát điện. Nguồn nhiên liệu được sử dụng cho động cơ có thể là dầu diesel, xăng và khí đốt.

Đầu phát

Đầu phát là bộ phận gồm roto (bộ phận gồm nhiều nam châm điện) và stato (tập hợp các dây dẫn điện quấn lại quanh lõi sắt) trong máy phát điện. Những bộ phận này đảm nhiệm chức năng chính là sản xuất điện năng từ nguồn cơ năng. 

Hệ thống nhiên liệu

Đây là hệ thống bao gồm bình nhiên liệu, kim phim, bơm nhiên liệu và hệ thống ống nối… Trong đó, bình nhiên liệu chính là nơi chứa nhiên liệu để chạy động cơ. Ống nối giữ vai trò đưa nhiên liệu từ bình vào động cơ và kim phun sẽ phun các chất lỏng dưới dạng sương. 

Ổn áp AVR

Ổn áp AVR là bộ phận quyết định mức điện áp tại đầu ra của máy phát điện. AVR có khả năng tác động trực tiếp vào hệ thống kích từ trong máy phát điện, từ đó nhằm đảm bảo mức điện áp đầu ra luôn nằm trong giới hạn cho phép. 

Bên cạnh đó, ổn áp AVR còn giữ vai trò điều khiển công suất vô công và giới hạn tỷ số điện áp. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi điện áp đường dây tăng hoặc bị suy giảm và khi đó AVR sẽ có tác dụng là bù trừ điện áp.

Hệ thống làm mát

Sử dụng quạt gió hoặc nước để làm mát máy. Ngoài ra, nhiều nhà sản xuất hiện nay thường sử dụng hydrogen trong hệ thống làm mát vì khả năng hấp thụ nhiệt vượt trội. 

Hệ thống bôi trơn

Hệ thống bôi trơn sẽ chứa dầu nhớt (lưu trữ sẵn trong một máy bơm) có tác dụng bôi trơn và đảm bảo động cơ hoạt động bền và tốt nhất. 

Hệ thống xả thải

Ống xả thường gắn liền với phần động cơ nhằm đưa khí thải từ máy phát điện thoát ra ngoài an toàn, nhanh chóng. 

Nguyên lý hoạt động của máy phát điện 

Nhìn chung, nguyên lý hoạt động của máy phát điện về cơ bản đề dựa theo hiện tượng cảm ứng điện từ. Cụ thể, sự biến động tăng hoặc giảm của tốc độ quay cuộn dây bên trong máy phát điện sẽ sinh ra dòng điện cảm ứng. Bên cạnh đó, lực từ trường cũng là yếu tố tạo ra sự khác biệt về nguyên lý hoạt động máy phát điện. Cụ thể như sau: 

Máy phát điện xoay chiều 1 pha

Với các dòng máy phát điện xoay chiều 1 pha, nguyên tắc hoạt động cơ bản cùng là dựa vào nguyên lý cảm ứng điện từ. Trong đó, cuộn dây đồng và một đầu phát của máy sẽ bao quanh lõi kim loại. Phần lõ này sẽ là phần cứng và nó sẽ quay trong khi nam châm đứng yên. Khi đó, quá trình quay là cơ sở để sản sinh ra hiệu điện thế và dòng điện xoay chiều. 

Về lý thuyết, khi số vòng quay của cuộn dây càng cao thì sẽ sinh ra dòng điện càng lớn. Ngoài ra, nếu phần cứng càng quay nhanh thì điện áp sinh ra cũng sẽ càng mạnh. Chính vì thế, khi muốn tạo ra một dòng điện theo ý muốn, người ta chỉ cần điều chỉnh số vòng dây và tốc độ quay. Do đó, loại máy phát điện này có khả năng tạo ra điện áp tăng hoặc giảm tùy theo từng chu kỳ. 

Máy phát điện xoay chiều 3 pha

Hiểu đơn giản thì đây chính là sự kết hợp của 3 chiếc máy phát điện xoay chiều 1 pha. Ở đây, chúng sẽ luân phiên chạy để tạo được ra góc lệch 120 độ. Từ đó, sản sinh ra ba sóng điện xoay với cùng chu kỳ để tạo ra nguồn cấp điện. Chính điều này giúp máy phát điện xoay chiều 3 pha có thể hoạt động ổn định, đồng thời tạo ra được năng lượng điện lớn và không đổi. 

Máy phát điện xoay chiều 3 pha thường gồm 2 dạng kết nối là kết nối Delta và Wye. Trong đó, kết nối Delta sẽ có ba cuộn dây được liên kết tạo thành vòng tròn kín. Còn với kiểu kết nối Wye, bạn sẽ thấy một đầu của mỗi cuộn dây sẽ được liên kết với nhau để tạo thành khung hình có hình chữ Y. 

Trên đây là chi tiết các thông tin về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy phát điện mà bạn cần biết. Hy vọng những chia sẻ này đã giúp bạn hiểu hơn về thiết bị này, từ đó dễ dàng lựa chọn được loại máy phát điện phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng.

Nhìn chung, với những ưu điểm về khả năng tiết kiệm nhiên liệu, độ bền, tính an toàn cao, ít phải bảo trì, bảo dưỡng... thì máy phát điện chạy dầu có thể phục vụ cấp phát điện cho đa dạng các hoạt động dân sinh, sản xuất.
– Các máy phát điện chạy dầu mini với công suất dưới 3.5Kw và độ ồn dưới 70dB thường được sử dụng tại quy mô gia đình để chạy các thiết bị điện cơ bản như nồi cơm điện, quạt, bóng đèn,...
– Các máy phát điện chạy dầu công nghiệp với công suất lớn từ 5Kw trở lên và độ ồn trên 70dB thường được ưu tiên sử dụng tại các nhà máy, xí nghiệp, nhà xưởng,... hoặc khi cần chạy các thiết bị điện công suất lớn 

Những lưu ý khi mua máy phát điện chạy dầu

Để mua được một chiếc máy phát điện chạy dầu tốt, bạn nên chú ý một số điểm sau:

– Chọn máy có công suất phù hợp với nhu cầu sử dụng, tốt nhất là có công suất cao hơn khoảng 20% so với tổng công suất của các thiết bị cần được duy trì hoạt động khi mất điện (nhu cầu sử dụng thực tế) để đảm bảo công việc, sinh hoạt không bị gián đoạn do không có điện lưới cũng như tránh cho máy phải hoạt động quá tải.
– Chọn các máy được trang bị thêm tính năng chống ồn, giảm ồn để không làm mọi người bị ảnh hưởng, mất tập trung hoặc khó chịu khi máy chạy.
– Chọn máy có thiết kế hợp lý với địa điểm sử dụng, ví dụ máy cho gia đình thì nên ưu tiên thiết kế nhỏ gọn để tiết kiệm diện tích, máy cho nhà xưởng, xí nghiệp thì nên ưu tiên thiết kế to, chắc chắn để chống rung lắc, chống ồn tốt hơn.
– Chọn máy từ những thương hiệu uy tín như máy phát điện chạy dầu Hyundai, máy phát điện chạy dầu Ford, máy phát điện chạy dầu Bgas,... để yên tâm về chất lượng, độ bền và chính sách bảo hành cho sản phẩm.

Những lưu ý khi sử dụng máy phát điện chạy dầu

Trong quá trình sử dụng, để máy phát điện chạy dầu hoạt động hiệu quả, tuổi thọ được kéo dài và đảm bảo an toàn, bạn cũng cần lưu ý một số điểm sau:

– Thực hiện bật, tắt, điều chỉnh, bổ sung nhiên liệu,... theo đúng hướng dẫn, khuyến cáo  của nhà sản xuất.
– Để máy tại nơi thông thoáng, thoát khí tốt, tránh bị nước mưa hắt hay bị ánh nắng mắt trời rọi vào trực tiếp...
– Định kỳ thực hiện kiểm tra hệ thống làm mát, bôi trơn, thay dầu, vệ sinh, bảo trì và bảo dưỡng cho máy.

Xem thêm sản phẩm của chúng tôi tại đây 

Đối tác chính

Zalo