Máy phát điện công nghiệp

Sản phẩm trong giỏ:

Tiêu chuẩn cho phòng máy phát điện hiện đại năm 2025

2025-07-08 17:09:18

Trong quá trình lắp đặt và sử dụng hệ thống máy phát điện công nghiệp, một trong những yếu tố quan trọng nhưng thường bị bỏ qua chính là tiêu chuẩn cho phòng máy phát điện. Việc thiết kế phòng máy không chỉ ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của thiết bị, mà còn liên quan trực tiếp đến độ an toàn, độ bền và thẩm mỹ của toàn bộ công trình. 

Trong bài viết này, Trung Điện Hà Nội sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn toàn diện và chi tiết nhất về các tiêu chuẩn cần thiết để thiết kế phòng máy phát điện đạt chuẩn, giúp bạn chủ động hơn trong khâu lắp đặt và vận hành máy phát điện an toàn, ổn định và hiệu quả.

Phòng máy phát điện nên được xây dựng ở đâu?

Trong hệ thống lắp đặt máy phát điện dự phòng, việc lựa chọn vị trí và thiết kế không gian đặt máy đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Theo tiêu chuẩn cho phòng máy phát điện công nghiệp, vị trí xây dựng cần đảm bảo tính tối ưu về công năng, an toàn kỹ thuật và dễ dàng kết nối với các hệ thống phụ trợ như hệ thống điện, nhiên liệu, thoát khí và thông gió. Bên cạnh đó cũng cần đảm bảo các yếu tố phòng cháy chữa cháy theo đúng quy định kỹ thuật hiện hành.

Phòng máy phát điện nên được bố trí ở khu vực độc lập, có nền móng vững chắc, khô ráo và thuận tiện cho việc đi dây cáp, vận chuyển thiết bị cũng như bảo trì, sửa chữa trong quá trình vận hành lâu dài. Việc xây dựng không nên thực hiện tùy tiện, mà cần có tư vấn từ kỹ sư thiết kế cơ điện (MEP) để đảm bảo đồng bộ với kết cấu tổng thể của công trình.

Tiêu chuẩn cho phòng máy phát điện

Tại sao thiết kế phòng máy phát điện đạt chuẩn là bắt buộc?

Máy phát điện diesel có công suất lớn và trong quá trình hoạt động sẽ tiêu thụ nhiều oxy, đồng thời thải ra khí CO là loại khí độc có thể gây tử vong nếu hít phải trong không gian kín. Vì vậy, thiết kế phòng máy phát điện đạt chuẩn là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo an toàn cho con người và thiết bị.

Dù nhiều máy đạt chuẩn IP66, IP67 với khả năng chống bụi, chống nước, máy vẫn thường được đặt trong phòng kín có khóa bảo vệ để đảm bảo an ninh và chống tác động của thời tiết. Do đó, phòng máy cần được xây dựng ở nơi thông thoáng, thuận tiện vận hành và bảo trì, như tầng kỹ thuật, tầng hầm hoặc khu vực riêng biệt bên ngoài nhà xưởng.

Để thiết kế phòng máy phát điện đạt chuẩn, cần chuẩn bị các thông tin cơ bản như: Công suất máy phát điện, kích thước tổ máy, phương án vận chuyển, lắp đặt và đi dây,... Phòng máy phải đảm bảo dễ tiếp cận, có thông gió, cách âm, thoát khí thải tốt và phù hợp với kết cấu công trình.

Tại sao thiết kế phòng máy phát điện đạt chuẩn là bắt buộc

Cơ sở tiêu chuẩn cho phòng máy phát điện

Để đảm bảo phòng máy phát điện dự phòng đạt chuẩn an toàn, hiệu suất và phù hợp với kết cấu công trình, việc thiết kế cần dựa trên những cơ sở pháp lý và kỹ thuật rõ ràng. Cụ thể, hồ sơ thiết kế phòng máy phát điện được lập dựa trên các cơ sở sau:

Hồ sơ thiết kế phần kiến trúc của công trình: Là tài liệu nền tảng để phối hợp giữa vị trí đặt máy, lối ra vào, hệ thống điện, cấp khí và thoát khí.

Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành tại Việt Nam, bao gồm:

  • QCXDVN 09:2005 – Quy chuẩn xây dựng Việt Nam về sử dụng năng lượng hiệu quả trong công trình xây dựng.

  • 11 TCN 18–21:2006 – Quy phạm trang bị điện, quy định về lắp đặt thiết bị điện, bảo vệ, nối đất và yêu cầu an toàn.

  • TCVN 4756:1989 – Quy phạm đo điện trở tiếp địa, hướng dẫn yêu cầu kỹ thuật cho hệ thống tiếp đất và chống sét.

  • TCXD 25:1991 – Tiêu chuẩn thiết kế hệ thống dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng.

  • TCXD 27:1991 – Tiêu chuẩn lắp đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng.

  • TCXDVN 394:2007 – Tiêu chuẩn thiết kế, lắp đặt thiết bị điện trong công trình xây dựng – Phần an toàn điện.

Cơ sở tiêu chuẩn cho phòng máy phát điện

Các yếu tố kỹ thuật để thiết kế phòng máy phát điện

Để đảm bảo máy phát điện vận hành an toàn, ổn định và đạt hiệu suất tối ưu Trung Điện Hà Nội đưa ra những yếu tố cơ bản mà các doanh nghiệp, nhà máy cần chú trọng khi xây dựng phòng máy phát điện đạt chuẩn:

1. Kích thước tiêu chuẩn cho phòng máy phát điện

Kích thước phòng máy phải đủ rộng để đảm bảo lưu thông không khí, an toàn khi vận hành và dễ dàng bảo trì. Cụ thể:

  • Chiều rộng phòng máy = chiều rộng máy + hai bên cách tường ít nhất 80cm/mỗi bên.

  • Chiều dài phòng máy = chiều dài máy + hệ thống tiêu âm gió vào/ra + chụp thoát gió + tối thiểu 1000mm không gian trống.

  • Chiều cao phòng máy = chiều cao máy + bộ giảm thanh, ống khói + khoảng cách tối thiểu 1000mm.

Lưu ý: Nếu trong phòng có thêm thùng nhiên liệu dự phòng, tủ điều khiển, hoặc các thiết bị phụ trợ khác thì cần cộng thêm vào kích thước tổng thể của phòng máy.

Các yếu tố kỹ thuật để thiết kế phòng máy phát điện

2. Lắp đặt bệ máy và hệ thống giảm chấn đúng tiêu chuẩn

Với máy phát điện công suất nhỏ, việc làm bệ máy không bắt buộc. Ngược lại, với máy công suất lớn, nên xây bệ bê tông cốt thép có độ dày từ 10 – 20cm, kích thước lớn hơn thân máy từ 30 – 50cm để đảm bảo độ chắc chắn và thuận tiện cho việc thao tác kỹ thuật.

Lò xo giảm chấn là yếu tố bắt buộc với hệ thống công suất lớn, giúp giảm rung chấn và bảo vệ sàn nhà. Cần tuân thủ nguyên tắc: tổng tải trọng lò xo ≥ gấp đôi trọng lượng máy. Ví dụ: máy phát điện 1100KVA có trọng lượng 8 tấn cần tối thiểu 8 lò xo (mỗi bên máy 4 lò xo), mỗi lò xo chịu tải ≥ 2 tấn.

3. Hệ thống tiêu âm phòng máy phát điện đạt chuẩn

Theo quy định hiện hành, mức độ ồn trong không gian đặt máy phát điện không được vượt quá 75dB. Để đạt tiêu chuẩn này, hệ thống tiêu âm cần được thiết kế đồng bộ, gồm:

- Cách âm tường và trần phòng máy: sử dụng khung thép kết hợp với bông thủy tinh tỷ trọng 80–100kg/m³, bọc vải chống cháy, tôn đột lỗ. Độ dày tiêu âm từ 80–100mm, giúp hấp thụ và triệt tiêu âm thanh hiệu quả.

- Cách âm đầu vào và đầu ra: dùng cùng loại vật liệu như tường và trần. Trong đó: Khối tiêu âm đầu vào có diện tích bằng 1,3–1,5 lần diện tích két nước. Khối tiêu âm đầu ra có diện tích bằng 1,1–1,3 lần diện tích két nước.

- Bô giảm thanh sơ cấp và thứ cấp: Vỏ ngoài bằng thép, bô sơ cấp chứa bông thủy tinh bọc vải chống cháy, tôn đột lỗ, bô thứ cấp thiết kế các ống đan xen giúp giảm triệt để độ ồn phát sinh từ khí thải động cơ.

- Bên cạnh đó, có thể bổ sung hộp cách âm tại cửa hút gió hoặc giữa két nước và cửa gió để tăng hiệu quả tiêu âm.

4. Hệ thống thoát khí thải và lấy gió đầu vào

Tiêu chuẩn cho phòng máy phát điện không thể thiếu hệ thống thoát khí và thông gió nhằm đảm bảo không khí lưu thông, giảm ô nhiễm và duy trì hiệu suất máy phát:

- Ống dẫn khói: sử dụng ống thép mạ kẽm, có lớp bông thủy tinh cách nhiệt (80–100kg/m³) và vỏ bọc inox bên ngoài giúp tăng độ bền và an toàn khi vận hành.

- Bộ lọc khí thải: giúp xử lý khí phát sinh từ buồng đốt. Sau khi lọc, khí thải không có màu đen và các chỉ số độc hại như CO, NOx,... nằm trong giới hạn cho phép.

- Cửa hút gió đầu vào: thường bố trí phía trên bảng điều khiển, kích thước cửa được tính toán dựa trên công suất máy phát để đảm bảo lượng oxy cung cấp đủ.

- Cửa thoát gió nóng: thiết kế dựa trên kích thước két nước, sau đó mở rộng mỗi bên 20–60cm, giúp làm mát hiệu quả và bảo vệ thiết bị điện tử trong phòng máy.

5. Hệ thống cấp dầu cho phòng máy phát điện

Với máy phát điện công nghiệp công suất nhỏ, bồn nhiên liệu tích hợp thường đảm bảo cho máy hoạt động liên tục từ 5–12 giờ. Với máy phát công suất lớn, hệ thống cấp dầu được thiết kế linh hoạt với hai phương án:

- Hệ thống cấp dầu 1 bồn: sử dụng đường ống dẫn dầu kết nối đến van đóng/mở và thước đo dầu. Dầu sẽ được cấp trực tiếp vào động cơ mà không cần hệ thống bơm phụ trợ.

- Hệ thống cấp dầu 2 bồn trở lên: Cần trang bị hệ thống bơm dầu tự động để truyền dầu từ bình trữ chính sang bình chứa sử dụng hàng ngày, đảm bảo nguồn nhiên liệu liên tục cho vận hành dài hạn.

6. Tiêu chuẩn tiếp địa phòng máy phát điện

Một hệ thống tiếp địa đúng chuẩn giúp bảo vệ máy móc, hạn chế rủi ro điện giật, và tránh ảnh hưởng do thời tiết xấu (mưa, sấm sét,...). Cần lắp đặt 2 hệ thống tiếp địa cơ bản: 

- Tiếp địa trung tính: kết nối với trung tính máy phát để ổn định hệ thống điện.

- Tiếp địa toàn vỏ: nối từ vỏ máy phát, tủ điện, giá đỡ, cửa thép và tất cả thiết bị kim loại khác tới hệ thống tiếp địa chung.

7. Hệ thống chiếu sáng trong phòng máy

Chiếu sáng là yếu tố cần thiết để đảm bảo vận hành và bảo trì máy phát điện an toàn, hiệu quả. Tiêu chuẩn hệ thống chiếu sáng bao gồm:

  • Lắp đủ đèn và ổ cắm điện để đáp ứng nhu cầu sử dụng.

  • Dây dẫn điện sử dụng loại dây đồng lõi bọc PVC, tiết diện 2×1,5mm², luồn trong ống thép chống cháy.

  • Đảm bảo chiếu sáng tốt ở các khu vực kỹ thuật, vị trí điều khiển, kiểm tra nhiên liệu và bảo trì máy.

7. Khu vực chống nổ

Phòng máy phát điện cần trang bị đầy đủ các thiết bị phòng cháy chữa cháy để đề phòng sự cố quá tải hoặc sự cố điện từ bên ngoài như bình cứu hỏa, hệ thống điện tự ngắt, thiết bị cảnh báo nhiệt độ, cảm biến khói để tăng cường an toàn.

Phương án di chuyển và lắp đặt máy đúng kỹ thuật

Việc vận chuyển máy phát điện công suất lớn vào đúng vị trí cần được tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo an toàn, chính xác và đúng theo tiêu chuẩn kỹ thuật. Sau đây là 4 bước di chuyển máy phát điện vào phòng máy: 

Phương án di chuyển và lắp đặt máy đúng kỹ thuật

Bước 1:

Định vị vị trí lắp đặt theo bản vẽ kỹ thuật: Kỹ thuật viên sử dụng mực chuyên dụng để đánh dấu chính xác vị trí bệ máy và bệ đỡ theo đúng hướng dẫn từ nhà sản xuất hoặc hồ sơ thiết kế kỹ thuật.

Bước 2:

Căn chỉnh bệ móng: Định vị chuẩn xác dựa trên tọa độ bu lông, đảm bảo máy phát điện được đặt đúng trục tâm để tránh lệch trọng tâm trong quá trình vận hành.

Bước 3: 

Tiến hành vận chuyển máy: Dùng cần cẩu tự hành để đưa máy vào phòng lắp đặt. Trong những khu vực khó tiếp cận, có thể sử dụng hệ thống con lăn thép kết hợp 4 kích nâng thủy lực để điều chỉnh hướng di chuyển linh hoạt và chính xác.

Bước 4: 

Cố định máy phát: Sau khi đưa vào đúng vị trí, tiến hành kiểm tra độ cân bằng, căn chỉnh lần cuối và siết chặt hệ thống bu lông neo cố định để đảm bảo máy không bị rung lắc trong quá trình vận hành.

Kết luận

Trung Điện Hà Nội đã cung cấp thông tin chi tiết về tiêu chuẩn cho phòng máy phát điện từ cơ sở tiêu chuẩn đến phương án lắp đặt đối với các loại máy phát điện dự phòng và máy phát điện công suất lớn. Bên cạnh đó, chúng tôi còn cung cấp các dòng máy phát điện nhập khẩu uy tín trên thị trường hiện nay và có đội ngũ kỹ thuật viên luôn hỗ trợ đầy đủ quá trình khảo sát, thi công, lắp đặt và nghiệm thu hệ thống. Nếu quý khách hàng cần tư vấn chi tiết về thiết bị, cấu hình phù hợp hay giải pháp lắp đặt an toàn, hiệu quả, vui lòng liên hệ với Điện Trung Hà Nội ngay hôm nay.

Đối tác chính

Zalo Messenger Icon
//