Máy phát điện công nghiệp

Sản phẩm trong giỏ:

Tổ hợp máy phát điện là gì? So sánh máy phát điện và tổ hợp máy phát điện

2025-07-14 22:10:40

Trong ngành điện công nghiệp, nhiều người thường nhầm lẫn giữa máy phát điện và tổ hợp máy phát điện vì tên gọi khá giống nhau. Tuy nhiên, đây là hai khái niệm hoàn toàn khác biệt không ít đơn vị đã cố tình đánh tráo hai thuật ngữ này nhằm tạo ra sự mập mờ để trục lợi từ người tiêu dùng thiếu thông tin. Vì vậy, việc hiểu đúng về tổ hợp máy phát điện là điều quan trọng, nhất là với các doanh nghiệp, nhà máy, khu công nghiệp đang có nhu cầu đầu tư hệ thống điện dự phòng quy mô lớn.

1. Máy phát điện là gì?

Máy phát điện là thiết bị cơ điện có chức năng chuyển đổi năng lượng cơ học (thường được tạo ra từ động cơ diesel, xăng, tua-bin gió hoặc động cơ khí gas) thành điện năng thông qua nguyên lý cảm ứng điện từ. Cấu tạo cơ bản của máy phát điện bao gồm: Rotor (phần quay), Stator (phần tĩnh), hệ thống làm mát, bộ điều chỉnh điện áp AVR và các linh kiện hỗ trợ khác.

Máy phát điện công nghiệp còn được gọi bằng nhiều tên khác như: đầu phát điện, củ phát điện hoặc đơn giản là generator. Thiết bị này thường là thành phần chính trong các tổ hợp máy phát điện, hệ thống bao gồm máy phát điện, động cơ, khung bệ, hệ thống tản nhiệt và tủ điều khiển nhằm đảm bảo khả năng phát điện ổn định và tự động cho nhà máy, doanh nghiệp hoặc công trình dân dụng.

Máy phát điện là gì

2. Tổ hợp máy phát điện là gì?

Tổ hợp máy phát điện (hay còn gọi là tổ máy phát điện) là hệ thống hoàn chỉnh bao gồm động cơ đốt trong (thường là động cơ diesel), đầu phát điện, khung bệ, bộ điều khiển tự động, hệ thống làm mát, giảm thanh và các thiết bị phụ trợ khác. Toàn bộ tổ hợp này được thiết kế để chuyển đổi năng lượng cơ học từ động cơ thành điện năng thông qua nguyên lý cảm ứng điện từ, nhằm cung cấp nguồn điện ổn định cho các nhà máy, khu công nghiệp, bệnh viện, khách sạn hay các công trình cần điện công suất lớn. 

Trong đó, tổ hợp máy phát điện Diesel là dạng phổ biến nhất hiện nay do tính bền bỉ, chi phí vận hành thấp và khả năng hoạt động ổn định trong thời gian dài. Động cơ diesel trong tổ hợp được đánh giá cao về hiệu suất, giúp tổ máy có thể đáp ứng linh hoạt nhiều mức công suất  từ vài kVA đến hàng nghìn kVA đáp ứng mọi quy mô của doanh nghiệp.

Tổ hợp máy phát điện được trang bị bảng điều khiển thông minh hiển thị đầy đủ các chỉ số vận hành như: điện áp, tần số, dòng điện, nhiệt độ nước làm mát, áp suất dầu, và hệ thống bảo vệ tự động. Việc khởi động có thể thực hiện bằng tay, điện hoặc thông qua ATS (Automatic Transfer Switch) bộ chuyển nguồn tự động đảm bảo tổ máy hoạt động ngay khi mất điện lưới.

Tổ hợp máy phát điện giúp đảm bảo duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh liên tục, hạn chế tối đa rủi ro thiệt hại do gián đoạn điện năng. Đây là giải pháp không thể thiếu trong các lĩnh vực yêu cầu độ ổn định cao về nguồn điện như: y tế, sản xuất công nghiệp, hạ tầng viễn thông và năng lượng.

Tổ hợp máy phát điện là gì

3. So sánh máy phát điện và tổ hợp máy phát điện

Tiêu chí

Máy phát điện (Generator)

Tổ hợp máy phát điện (Generator Set – Genset)

Cấu tạo

Gồm rotor và stator, cấu tạo đơn giản, chỉ có chức năng tạo ra dòng điện khi có nguồn cơ năng tác động.

Cấu tạo phức tạp hơn, bao gồm: động cơ (thường là diesel), đầu phát, khung bệ, tủ điều khiển, hệ thống làm mát và các thiết bị phụ trợ khác.

Ứng dụng

Thường dùng trong hệ thống có sẵn động cơ cơ học, chỉ đóng vai trò tạo dòng điện.

Đáp ứng nhu cầu sử dụng điện dự phòng hoặc liên tục trong nhà máy, công trình, tòa nhà, đặc biệt là những nơi yêu cầu công suất lớn và vận hành ổn định.

Chi phí

Chi phí đầu tư thấp hơn nhưng không đầy đủ để vận hành độc lập.

Chi phí đầu tư ban đầu cao hơn, nhưng cung cấp giải pháp điện hoàn chỉnh, sẵn sàng vận hành.

Lắp đặt

Đơn giản, thường tích hợp vào hệ thống động cơ có sẵn.

Phức tạp, yêu cầu kỹ thuật và thiết kế hệ thống đồng bộ.

Tiện ích

Cung cấp điện tạm thời, thích hợp cho các ứng dụng ngắn hạn hoặc tích hợp trong thiết bị.

Là giải pháp tổng thể về điện dự phòng, đáp ứng nhu cầu sử dụng điện dài hạn, liên tục, ổn định và an toàn hơn.

4. Những nhầm lẫn về tên gọi tổ hợp máy phát điện trên thị trường

Hiện nay, trên thị trường thiết bị điện công nghiệp, nhiều người vẫn còn nhầm lẫn hoặc cố tình đánh tráo giữa hai khái niệm: máy phát điện và tổ hợp máy phát điện. Điều này không chỉ gây hiểu sai bản chất sản phẩm mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến quy trình đấu thầu, báo giá, và xác định hợp đồng tương tự trong các dự án.

  • Máy phát điện (hay còn gọi là đầu phát điện, củ phát) là thiết bị có chức năng duy nhất là tạo ra dòng điện từ nguồn cơ năng. Tại thị trường Việt Nam, thiết bị này có mã HS 8501 theo quy định của hải quan.

  •  Tổ hợp máy phát điện là hệ thống hoàn chỉnh bao gồm: động cơ (thường là động cơ Diesel), đầu phát điện, khung bệ, màn hình điều khiển, vỏ giảm âm, hệ thống làm mát... Đây là thiết bị tích hợp sẵn sàng vận hành và được phân loại theo mã HS 8502.

5. Lựa chọn tổ hợp máy phát điện phù hợp 

Tổ hợp máy phát điện là hệ thống thiết bị tích hợp giữa động cơ và máy phát điện, được thiết kế để tạo ra nguồn điện phục vụ các nhu cầu khác nhau từ sử dụng gia đình, thương mại đến công nghiệp. Một tổ hợp máy phát điện có thể vận hành như nguồn điện chính hoặc nguồn dự phòng, đảm bảo cung cấp điện liên tục, ổn định trong mọi tình huống.

5.1  Làm thế nào để chọn tổ hợp máy phát điện phù hợp?

Để lựa chọn đúng tổ hợp máy phát điện, người dùng cần xác định rõ các yếu tố sau:

- Tổng công suất cần sử dụng: Đây là yếu tố quan trọng nhất. Cần tính tổng công suất của tất cả các thiết bị sẽ sử dụng đồng thời, tính đến cả công suất khởi động – đặc biệt với thiết bị có motor (máy bơm, quạt, máy nén…).

- Nguồn điện sử dụng: Lựa chọn tổ hợp máy phát điện 1 pha (phù hợp cho gia đình, văn phòng nhỏ) hoặc 3 pha (phù hợp cho nhà xưởng, doanh nghiệp, tòa nhà lớn) tùy thuộc vào hệ thống điện đang sử dụng.

- Loại động cơ: Động cơ Diesel, xăng, khí (gas), tua-bin,...

- Tính di động: Cần xác định nhu cầu sử dụng cố định hay di chuyển nhiều nơi để chọn dòng tổ máy phát điện có khung bánh xe hoặc cố định trong phòng máy.

- Yêu cầu điều chỉnh điện áp: Nếu sử dụng cho thiết bị điện tử nhạy cảm (máy tính, UPS, máy đo, thiết bị y tế...), nên chọn tổ hợp máy phát điện có bộ điều chỉnh điện áp tự động (AVR) để bảo vệ thiết bị khỏi sốc điện và dao động điện áp.

 Làm thế nào để chọn tổ hợp máy phát điện phù hợp

5.2 Nên chọn tổ hợp máy phát điện công suất bao nhiêu?

Việc xác định công suất tổ hợp máy phát điện cần dựa trên:

- Tổng công suất hoạt động định mức của tất cả thiết bị sẽ sử dụng đồng thời.

- Công suất khởi động: Một số thiết bị như máy nén khí, motor điện, máy lạnh… có thể tiêu thụ gấp 2–3 lần công suất định mức khi khởi động.

- Hệ số an toàn: Nên cộng thêm 20–30% để dự phòng quá tải. Ví dụ: Nếu tổng công suất thiết bị cần dùng là 30 kW, thì nên chọn tổ hợp máy phát điện khoảng 40–45 kVA để đảm bảo đủ công suất và hoạt động ổn định.

Lưu ý:

  • Công suất của tổ máy 1 pha thường tính bằng kW (công suất thực).

  • Công suất của tổ máy 3 pha thường tính bằng kVA (công suất biểu kiến). Công suất thực tính theo công thức: kW = kVA × hệ số công suất (thường là 0.8).

Ngoài ra, các nhà sản xuất thường đưa ra hai thông số:

  • Công suất liên tục: Là mức công suất mà tổ hợp máy phát điện có thể chạy ổn định trong thời gian dài.

  • Công suất tối đa (dự phòng): Mức công suất cao hơn khoảng 20% dùng trong thời gian ngắn khi tải tăng đột biến.

5.3 Nên chọn loại động cơ nào cho tổ hợp máy phát điện?

Tổ hợp máy phát điện sử dụng động cơ đốt trong để chuyển đổi năng lượng nhiên liệu thành điện năng. Tùy thuộc vào loại nhiên liệu sẵn có và mục đích sử dụng, bạn có thể lựa chọn một trong các loại động cơ sau:

- Động cơ xăng có ưu điểm nhỏ gọn, vận hành êm, dễ di chuyển. Công suất thường dưới 6 kW, phù hợp với các tổ máy một pha được ứng dụng rộng rãi trong gia đình, văn phòng nhỏ, các hoạt động ngoài trời ngắn hạn và không phù hợp cho vận hành liên tục hoặc công suất lớn.

- Động cơ diesel bền bỉ, tiết kiệm nhiên liệu, hiệu suất cao. Có công suất từ trung bình đến rất lớn, hỗ trợ cả điện một pha, ba pha hoặc hỗn hợp được sử dụng nhiều tại công trường xây dựng, nhà máy, kho xưởng, nơi cần điện ổn định lâu dài. Là loại động cơ phổ biến nhất trong các tổ hợp máy phát điện công nghiệp.

- Động cơ khí gas có ưu điểm ít khí thải, vận hành êm, thân thiện môi trường, chi phí vận hành thấp nếu có sẵn nguồn gas. Công suất lên tới khoảng 12 kW, dùng cho tổ máy một hoặc ba pha được sử dụng nhiều tại nhà hàng, khách sạn, khu dân cư, khu nghỉ dưỡng.

- Tua-bin khí có công suất lớn, hoạt động liên tục với hiệu suất cao được sử dụng tại các hệ thống điện dự phòng quy mô lớn, nhà máy điện, khu công nghiệp hoặc khu vực không có điện lưới. Nhưng có giá thành cao, yêu cầu kỹ thuật vận hành phức tạp.

Nên chọn loại động cơ nào cho tổ hợp máy phát điện

5.4 Tổ hợp máy phát điện được khởi động như thế nào?

Hệ thống khởi động là một phần không thể thiếu của tổ hợp máy phát điện. Tùy vào quy mô và công suất, tổ máy có thể được khởi động bằng:

Khởi động thủ công (giật tay): Áp dụng cho tổ máy nhỏ hơn 3 kW. Không phù hợp nếu bạn sử dụng thường xuyên vì gây bất tiện và tốn sức.

Khởi động điện (qua ắc quy): Phổ biến trên các tổ hợp công suất trung bình đến lớn. Giúp vận hành nhanh chóng, tiện lợi và an toàn.

Khởi động tự động (ATS): Hệ thống chuyển nguồn tự động – tổ hợp sẽ tự động khởi động khi mất điện lưới và tắt khi điện lưới trở lại. Rất phù hợp với bệnh viện, ngân hàng, trung tâm dữ liệu – nơi yêu cầu điện liên tục không gián đoạn.

5.5 Nên chọn tổ hợp máy phát điện một pha hay ba pha?

Việc lựa chọn tổ máy một pha hay ba pha phụ thuộc vào nhu cầu và thiết bị điện bạn đang sử dụng:

- Tổ hợp máy phát điện một pha có công suất đến khoảng 18 kW, phù hợp với hộ gia đình, văn phòng, cửa hàng nhỏ lẻ nhằm cung cấp điện cho các thiết bị thông dụng như quạt, đèn, tivi, tủ lạnh,...

- Tổ hợp máy phát điện ba pha có công suất lớn, thích hợp với xưởng sản xuất, công trình, doanh nghiệp sử dụng nhiều máy móc công suất cao. Có thể được trang bị thêm ổ cắm một pha. Tuy nhiên, cần phân bổ tải đều trên ba pha để tránh quá tải hoặc mất cân bằng pha.

Kết luận

Việc lựa chọn đúng tổ hợp máy phát điện công suất lớn sẽ giúp bạn chủ động nguồn điện, tiết kiệm chi phí vận hành và đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh luôn diễn ra liên tục. Nếu bạn đang băn khoăn chưa biết nên chọn công suất bao nhiêu, động cơ nào phù hợp hay cần tư vấn kỹ thuật chi tiết hơn, Trung Điện Hà Nội sẵn sàng đồng hành cùng bạn. Hãy liên hệ ngay để được đội ngũ kỹ thuật viên của Trung Điện Hà Nội tư vấn miễn phí và đưa ra giải pháp tổ hợp máy phát điện tối ưu, chất lượng.

Đối tác chính

Zalo Messenger Icon
//